TÌM HIỂU CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC
Hiện nay, Hàn Quốc là nước phát triển mạnh mẽ trong nhiều các lĩnh vực đa dạng khác nhau. Hãy cùng TROIA tìm hiểu về chủ đề này nhé!!!
Kinh tế Hàn Quốc là một nền kinh tế hỗn hợp phát triển cao đặc trưng bởi các tập đoàn tài phiệt có được gọi Chaebol. Hàn Quốc có nền kinh tế lớn thứ 4 Châu Á và thứ 15 trên thế giới với GDP đạt 1.221,8 tỷ USD.
Quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc được mệnh danh là “Kỳ tích sông Hàn”. Đây là quá trình phát triển kinh tế với tốc độ cao do Tổng thống Park Chung Hee khởi xướng, kéo dài từ thời hậu Chiến tranh Triều Tiên cho đến thời kì khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997. Để có được nền kinh tế phát triển được cả thế giới biết đến với cái tên “Kỳ tích sông Hàn”, Hàn Quốc đã áp dụng chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại, sử dụng xuất khẩu làm động lực tăng trưởng và tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi của bối cảnh chính trị – an ninh thời kỳ Chiến tranh lạnh. Sau nỗ lực cải cách cơ cấu và thanh lọc các doanh nghiệp yếu kém, ngày nay phạm vi hoạt động của hầu hết các tập đoàn Hàn Quốc không chỉ bó hẹp ở Bán đảo Triều Tiên mà đã mở rộng ra toàn cầu với các tên tuổi như Samsung, Hyundai, LG.. được nhiều người biết đến. Cơ cấu nền kinh tế và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng hơn, từ công nghiệp chế tạo, các lĩnh vực tập trung nhiều sức lao động… sang lĩnh vực dịch vụ, công nghệ cao nhiều sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với các nước phát triển như Nhật, Đức…
* Các lĩnh vực kinh tế phát triển của Hàn Quốc:
- Đóng tàu
Ngành công nghiệp đóng tàu chủ lực của Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ từ những năm 1960. Hàn Quốc đã trở thành nhà sản xuất tàu thủy hàng đầu trong đó có cả các loại tàu thủy chở dầu và dàn khoan dầu cực lớn. Trong 10 nhà máy đóng tàu được xếp hạng đứng đầu trên thế giới, có sáu nhà máy đóng tàu là của Hàn Quốc. Hàn Quốc là đất nước sở hữu 3 công ty đóng tàu lớn nhất thế giới lần lượt là Hyundai, Samsung và Daewoo. Hyundai là công ty đóng tàu lớn của Hàn Quốc khi đã xây dựng đóng tàu với công suất 1 triệu tấn tại Ulsan vào giữa những năm 1970. Đóng tàu được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước này.
Ngành đóng tàu – niềm tự hào của Hàn Quốc
- Điện tử
Hàn Quốc đã có được vị trí quan trọng trên bản đồ ngành điện tử giá trị cao trên thế giới nhờ vào đầu tư liên tục cho R&D và đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử. Hiện nay, thế mạnh của Hàn Quốc là các thiết bị điện thoại thông minh, bảng hiển thị, chip, bộ nhớ, vi mạch… Thực tế, Hàn Quốc đã đưa ngành điện tử và công nghệ thông tin trở thành động lực chính cho nền kinh tế định hướng xuất khẩu.
Công nghiệp điện tử Hàn Quốc chuẩn bị cho sự gia tăng nhu cầu thời hậu Covid-19
- Công nghiệp Oto
Lĩnh vực then chốt trong ngành công nghiệp Hàn Quốc là một trong những ngành xuất khẩu và tăng trưởng chính của Hàn Quốc. Ngành công nghiệp Hàn Quốc gắn chặt vào câu chuyện phát triển của chính thương hiệu Hyundai. 50 năm sau khi thành lập vào năm 1967, Hyundai đã rũ bỏ được những định kiến về chất lượng và hình ảnh mà người ta gắn vào “xe Hàn”. Thậm chí thương hiệu này còn tự tin sánh vai và thách thức với bất kỳ hãng xe lớn nào của phương Tây và Nhật Bản.
Cận cảnh trong xưởng lắp ráp tự động của Hyundai
- Xây dựng
Đã trở thành một ngành xuất khẩu quan trọng của Hàn Quốc kể từ đầu những năm 1960 và vẫn là nguồn cung cấp ngoại tệ quan trọng và thu nhập từ xuất khẩu vô hình. Đến năm 1981, các dự án xây dựng ở nước ngoài, hầu hết ở Trung Đông, chiếm 60% công việc do các công ty xây dựng của Hàn Quốc đảm nhận. Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất Hàn Quốc hiện tại là tòa nhà Two Moon độc đáo. Công trình đảm bảo tính riêng tư nhưng vẫn thể hiện mối liên kết giữa cả hai. Với diện tích khu đất là 711 m2 và diện tích mặt bằng công trình là 598 m2, toạ lạc ở phía Tây Bắc thủ đô Seoul của Hàn Quốc, được thiết kế theo lối kiến trúc Moon Hoon. Kiến trúc sư chính là Moonbalsso và thể hiện ý tưởng bởi hai kiến trúc sư người Hàn Quốc Yang Suk Hyun và Park Jung Wook.
Tòa nhà Two Moon
Công trình có vẻ bên ngoài như hai mặt trăng khuyết đứng cạnh nhau, cùng với hệ thống đèn mô phỏng hai chòm sao Nhân Mã và Thần Nông, có tổng chi phí đầu tư 500 triệu KRW (gần một tỷ VNĐ), nên đây cũng chính là giải pháp của các kiến trúc sư để tạo điểm nhấn. Xây dựng ở khu vực tương đối tự do, được chia thành hai phần và tạo ra một khoảng không gian ở giữa đủ để làm bãi đậu xe, giải quyết vấn đề về mặt quy hoạch đô thị của thành phố.
- Du lịch
Hàn Quốc là quốc gia đi đầu trong ngành công nghiệp du lịch tại Châu Á nói chung và trên thế giới nói riêng. Hàng năm lượng du khách đến tham quan đất nước này không ngừng tăng lên, mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ khổng lồ, phát triển đất nước. Có rất nhiều lý giải cho thành công này, một trong số đó chính là do sự phát triển của nền công nghiệp điện ảnh rầm rộ trên khắp thế giới trong những năm gần đây là việc sử dụng hình ảnh các nhóm nhạc, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng để quảng bá văn hóa, cảnh đẹp, cũng như giới thiệu về con người Hàn Quốc. Chiến lược này đã mang lại những kết quả thật sự ấn tượng, đưa Hàn Quốc đến với nhiều người hơn.
Thành phố lịch sử
Đặc biệt, khi đến thủ đô Seoul, bạn không thể nào bỏ qua cơ hội tham quan các di tích lịch sử của đất nước này. Cung điện Gyeongbokgung là một ví dụ, được xây dựng năm 1395, cung điện là nơi ở của nhà vua cũng như các quý tộc và chính phủ của triều đại Joseon. Ngoài ra, các địa điểm khác như đài tưởng niệm, bảo tàng… những địa điểm lịch sử thu hút du khách khi đặt chân tới đất nước Hàn Quốc.
TTS Hữu Trường