Vì sao trẻ em học ngoại ngữ nhanh hơn người lớn
Trẻ em bắt đầu học ngoại ngữ từ lúc nào?
- Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh bắt đầu học ngôn ngữ từ khi còn trong bụng mẹ. Giọng nói của người mẹ là một trong những âm thanh nổi bật nhất mà thai nhi nghe được. Đến khi ra đời, đứa trẻ có thể cảm nhận sự khác biệt giữa ngôn ngữ của người mẹ so với ngôn ngữ khác, có thể phân biệt các ngôn ngữ khác nhau.
- Từ 6-12 tháng tuổi là thời điểm vàng để hấp thụ ngôn ngữ mới. Sau thời gian này, chúng ta học chậm hơn, nhưng không đáng kể và có tiếc cũng chẳng được gì.
- Trẻ em không biết sợ và ngại ngùng. Chúng có thể thoải mái tiếp xúc và chơi đùa với người khác mà không hề có bất kỳ rào cản ngôn ngữ nào. Còn người lớn, đa phần lựa chọn lùi về và phòng thủ. Bởi người lớn thường sợ nói sai, sợ bị người khác đánh giá bởi người khác.
- Trẻ em có thể thong thả mà hấp thụ hàng nghìn giờ ngôn ngữ. Người lớn thì không. Hay đúng hơn, cần sự kiên nhẫn rất lớn. Người lớn thường luôn nôn nóng và hấp tấp. Đa phần người học toàn nước đến chân mới nhảy. Càng gấp gáp thì bộ lọc cảm xúc càng giảm bớt lượng thông tin hấp thụ khiến bạn học khó hơn.
Hãy học ngoại ngữ khôn ngoan hơn.
- Người lớn có lợi thế chủ động lựa chọn cách học, lựa chọn thời gian học, lựa chọn nguồn thông tin để học. Trong khi trẻ nhỏ chỉ bị động hấp thụ tự nhiên thông qua những gì trẻ có thể tiếp xúc được. Bởi vậy hãy đọc truyện, hãy xem phim, hãy luyện phát mỗi ngày, bạn nhé!
- Bạn có nhớ nguyên tắc bộ lọc cảm xúc không? Chúng ta (kể cả trẻ nhỏ) học nhanh nhất khi có đọc trạng thái cơ thể và tinh thần tốt nhất. Bởi vậy hãy học khi vui! Đừng học trong những lúc chán nản. Hãy biến thời gian học thành những trò vui và tận hưởng nó. Học như chơi, chơi như học là vậy.
Nghiên cứu não bộ trẻ nhỏ
- Điều gì xảy ra với những đứa trẻ tiếp xúc với 2 thứ tiếng từ khi sinh ra? Liệu bộ não trẻ em có thể xử lý tốt cả hai ngôn ngữ? Nếu vậy, quá trình này khác biệt ra sao với trẻ chỉ tiếp xúc với 1 thứ tiếng? Bố mẹ của những trẻ nói 2 thứ tiếng cũng thường băn khoăn liệu con của họ có gì khác so với trẻ em chỉ học một ngôn ngữ.
- Các nhà khoa học đã nghiên cứu quá trình bộ não tiếp nhận âm thanh ở trẻ 11 tháng tuổi từ gia đình nói 1 thứ tiếng (tiếng Anh) và 2 thứ tiếng (tiếng Anh và Tây Ban Nha). Công nghệ từ não đồ (magnetoencephalography hay MEG) được sử dụng để xác định chính xác thời gian và địa điểm của các hoạt động xảy ra trong não khi những đứa trẻ nghe các âm tiết tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh.
- Giữa trẻ em lớn lên trong gia đình nói 1 thứ tiếng và 2 thứ tiếng có những khác biệt quan trọng. Khi được 11 tháng tuổi, ngay trước khi đa số trẻ em bắt đầu nói những từ đầu tiên, não bộ của trẻ trong gia đình chỉ nói tiếng Anh có thể xử lý tốt các âm tiếng Anh nhưng điều đó không xảy ra với các âm thuộc về một ngôn ngữ xa lạ như tiếng Tây Ban Nha. Não bộ đứa trẻ từ gia đình nói 2 thứ tiếng có thể xử lý tốt các âm của cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.
- Não bộ trẻ sơ sinh có thể điều chỉnh để xử lý bất cứ ngôn ngữ nào mà chúng nghe được từ những người chăm sóc.
Việc học 2 ngôn ngữ có phổ biến hay không?
- Tin tốt là nhiều trẻ em trên thế giới có thể học hai ngôn ngữ cùng một lúc. Trong thực tế, ở nhiều nơi việc nói 2 thứ tiếng là phổ biến chứ không phải là một ngoại lệ.
- Các ông bố, bà mẹ cũng quan tâm đến việc liệu con mình có tốc độ phản ứng với ngôn ngữ và vốn từ vựng giống với bạn bè cùng trang lứa hay không?
- Trẻ em nói 2 thứ tiếng có phản xạ với âm tiếng Anh nhanh bằng với những đứa trẻ nói 1 thứ tiếng. Điều này cho thấy rằng khả năng học tiếng Anh ở cả 2 nhóm trẻ là ngang nhau. Về vốn từ vựng, trẻ em nói 2 thứ tiếng phải phân chia thời gian của mình cho 2 ngôn ngữ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều cho thấy rằng trẻ em nói 2 thứ tiếng không hề thua kém là bao.
- Một mối quan tâm lớn khác là liệu việc nói 2 thứ tiếng có gây ra sự nhầm lẫn khi nói? Một phần của vấn đề này phát sinh do hiện tượng “chuyển mã ngôn ngữ” – kết hợp cả 2 ngôn ngữ khi nói. Nghiên cứu cho thấy trẻ em nói 2 thứ tiếng “chuyển mã” vì người lớn xung quanh chúng cũng làm vậy. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng “chuyển mã” là một phần trong quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ nói 2 thứ tiếng. Và thậm chí điều đó giúp chúng có thêm các năng lực nhận thức, hiện tượng được gọi là “lợi thế song ngữ.”
Tóm lại, để học tiếng Anh hiệu quả nhất, bạn cần:
Tư duy đúng: để hiểu tiếng Anh cũng chỉ là một ngôn ngữ, một công cụ và bạn hoàn toàn có thể chinh phục được nó dễ dàng.
Cách học đúng: để không sa lầy vào những bài tập ngữ pháp mà tập trung vào việc tiếp xúc tiếng Anh thực tế qua input Nghe Đọc thật nhiều.
Hành động đúng: để dành thời gian và hấp thụ tiếng Anh mỗi ngày. Sự thành công của bạn đo đạc bằng số giờ bạn chăm chỉ dành cho việc học và trao dồi tiếng Anh.
(Nguồn Internet)